Đấu thái
Đấu thái

Đấu thái

Đấu thái (tiếng Trung: 斗彩, bính âm: doucai, Wade-Giles: tou-ts'ai) là một kỹ thuật trang trí đồ sứ Trung Hoa, trong đó các phần của họa tiết trang trí và một số viền ngoài của phần còn lại được tô vẽ bằng chất màu xanh lam dưới men, sau đó được tráng men và đem nung. Phần còn lại của họa tiết trang trí sau đó được tô vẽ thêm vào theo kiểu trang trí trên men gồm các màu sắc khác rồi đem vật phẩm nung lại ở nhiệt độ thấp hơn, khoảng 850–900 °C (1.560–1.650 °F).[1][2]Kiểu trang trí này bắt đầu từ thế kỷ 15 dưới thời nhà Minh tại các xưởng sản xuất gốm sứ hoàng gia tại Cảnh Đức Trấn, và các sản phẩm tinh xảo nhất đã xuất hiện trong vài năm dưới thời trị vì của hoàng đế Thành Hóa, chủ yếu là các vật phẩm nhỏ như kê cang bôi (chén vại trang trí gà).[3][4] Kiểu trang trí này bị gián đoạn sau vài chục năm, do kỹ thuật trang trí màu xanh lam trên men thích hợp đã được phát triển, nhưng sau đó nó lại được phục hồi dưới thời nhà Thanh. Không nên nhầm lẫn nó với kiểu ngũ thái, là một kỹ thuật tô vẽ trang trí đa sắc có liên quan.[1][2] Đấu thái có thể được hiểu theo nghĩa đen là "màu tương phản" hay "màu chắp ghép",[5][6][7] "màu chập lại".[1]Kỹ thuật này được thúc đẩy bởi các hạn chế về vật liệu sẵn có vào thời gian đó. Người Trung Quốc đã phát triển đồ sứ cao lửa, và tìm ra hai màu tạo ra kết quả tốt khi tô vẽ dưới men, ngay cả khi nung ở các nhiệt độ cao. Đồ sứ hoa lam đã được sản xuất với số lượng rất lớn và đã được hiểu rõ. Họ cũng tìm ra màu đỏ ít ổn định và ít tin cậy hơn, có nguồn gốc từ đồng.[8] Nhưng những màu khác mà người Trung Quốc biết đến lại chuyển thành màu đen hoặc nâu ở nhiệt độ cần thiết để tạo ra đồ sứ; trên thực tế một số đồ sứ cổ còn sót lại có lớp men bị bay màu nhưng phần xương gốm và lớp màu dưới men không bị ảnh hưởng, sau khi chúng chìm trong các vụ hỏa hoạn ở các cung điện Trung Hoa.[9] Ngoài ra, màu lam cô ban được sử dụng cho đồ sứ hoa lam cũng bay màu nếu sử dụng trên men, ngay cả khi ở các nhiệt độ thấp hơn. Các thợ gốm Cảnh Đức Trấn cuối cùng đã nghĩ ra và hoàn thiện kỹ thuật đấu thái để vượt qua các vấn đề này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu thái http://www.christies.com/lotfinder/Lot/an-importan... http://gotheborg.com/glossary/wucai.shtml http://www.gotheborg.com/glossary/doucai.shtml http://www.sothebys.com/en/auctions/2014/meiyintan... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://blog.tooveys.com/2013/05/chinese-doucai-por... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...